Ung thư cổ tử cung: Vì sao mắc bệnh và phải làm gì khi mắc?
Nhiều năm trở lại đây, số lượng nữ giới mắc ung thư cổ tử cung ở nước ta có chiều hướng gia tăng không ngừng. Những biến chứng do bệnh để lại thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khoẻ, khả năng sinh sản cũng như tính mạng của phái nữ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và cần làm gì khi mắc bệnh, hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phát triển từ tế bào bên trong tử cung, chủ yếu là do tế bào biểu mô lát hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường, hình thành nên các khối u phát triển lớn, xâm lấn và tác động lên các cơ quan xung quanh. Đây là một trong những loại ung thư ở nữ giới phổ biến nhất trên toàn cầu.
Hình ảnh ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung thường liên quan đến nhiễm trùng một loại virus được gọi là Human Papillomavirus (HPV). Virus này chủ yếu lây lan qua đường tình dục không an toàn. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ nhiễm HPV đều phát triển ung thư cổ tử cung, có những yếu tố khác nhau như di truyền, hút thuốc, hệ thống miễn dịch yếu, và các yếu tố môi trường cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng ban đầu của ung thư cổ tử cung thường rất nhẹ nhàng hoặc không xuất hiện, dẫn đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển biến nặng. Đây là lý do tại sao kiểm tra phụ khoa định kỳ và xét nghiệm PAP (xét nghiệm Smear) rất quan trọng để phát hiện ra ung thư cổ tử cung và có biện pháp ngăn chặn tế bào ung thư di căn.
Xem thêm: U xơ tử cung: Nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết là gì?
Tổng hợp những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến
Theo nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung là do phái nữ bị nhiễm virus HPV, cụ thể là:
Có trên 100 chủng virus HPV, bao gồm cả những loại gây u nhú trên da. Trong đó, hơn 70% ca nhiễm HPV chủng 16 và 18 là mắc ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, các chủng HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao là 39, 51, 56, 58,...
Virus HPV thường rất phổ biến, chúng chủ yếu lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tình dục không an toàn như giao hợp đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng. Chúng cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc dịch tiết với người bệnh.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Sau khi HPV xâm nhập, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ cố loại bỏ chúng thời gian đầu. Càng về sau khi hệ miễn dịch suy yếu thì chúng càng có điều kiện thuận lợi để tấn công và làm tổn thương hệ cơ quan. Hoạt động để virus HPV có thể từ từ biến đổi các tế bào trong tử cung từ 5 - 10 năm nên triệu chứng bệnh thường khá âm thầm, không quá rõ rệt. Đây chính là nguyên nhân khi phát hiện bệnh, ung thư cổ tử cung đã chuyển biến sang giai đoạn nặng.
Ngoài ra, những yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
Đời sống tình dục buông thả, có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV cũng như các bệnh tình dục khác.
Đã từng mắc bệnh liên quan đến lậu, chlamydia, giang mai,...
Hút thuốc có thể làm giảm khả năng miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus HPV.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cung tăng lên khi phụ nữ vào tuổi trung niên và mãn kinh.
Hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát virus HPV và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Xem thêm: Tổng hợp các loại vi khuẩn bệnh phụ khoa chị em nên lưu tâm
Những dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư cổ tử cung
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung có thể không rõ ràng ở giai đoạn ban đầu và thường xuất hiện khi bệnh đã phát triển nặng. Dưới đây là một số triệu chứng mà phụ nữ có thể trải qua khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung:
Chảy máu âm đạo bất thường: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là xuất huyết ngoài chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau giao hợp hoặc chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường,...
Khí hư có màu, mùi khác thường: Khí hư ở người bị ung thư cổ tử cung có thể có màu đỏ, nâu, hoặc xanh mủ, thậm chí có mùi hôi tanh khó chịu.
Đau bên hông hoặc dưới bụng: Sự phát triển của tế bào ung thư và lan rộng tới các khu vực lân cận sẽ khiến phái nữ bị đau tại vùng hông hoặc vùng bụng dưới.
Cách nhận biết ung thư cổ tử cung
Thay đổi trong thói quen tiểu tiện: Ung thư cổ tử cung có khả năng dẫn đến tiểu buốt, tiểu đau, nước tiểu có màu mùi bất thường và tiểu không kiểm soát.
Mệt mỏi và suy yếu: Ung thư cổ tử cung có thể gây ra mệt mỏi không rõ nguyên nhân và cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, kém sức sống, chán ăn hoặc ăn không cảm thấy ngon miệng.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: Sụt cân với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân ở nữ giới cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư tại cổ tử cung mà chị em không nên bỏ qua.
Ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến tâm lý, suy thận, thậm chí cướp đi mạng sống của phái nữ nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Do đó, khi cơ thể xuất hiện một trong những triệu chứng trên, các chị em không nên xem thường mà hãy di chuyển ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
Nhằm giảm thiểu bệnh lý ung thư cổ tử cung, phụ nữ có thể thực hiện theo những biện pháp sau:
Tiêm ngừa HPV: Tiêm phòng HPV (Human Papillomavirus) là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tiêm HPV có thể bắt đầu từ độ tuổi 9 - 26 tuổi, giai đoạn tốt nhất là tiêm khi chưa quan hệ tình dục. Ngoài độ tuổi này hoặc đã quan hệ, chị em vẫn có thể thực hiện xét nghiệm và tiêm phòng để giảm thiểu nguy cơ gây ung thư.
Kiểm tra định kỳ sức khoẻ và xét nghiệm PAP: Kiểm tra định kỳ PAP là một phương pháp quan trọng để phát hiện sớm các biểu hiện tiền ung thư tại tử cung, cổ tử cung. Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm PAP theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thăm khám phụ khoa là cách phát hiện ung thư cổ tử cung sớm
Tình dục an toàn: Virus HPV vẫn có thể lây lan khi bạn sử dụng bao cao su vì chúng tồn tại trong cả dịch tiết. Để bảo vệ mình, phái nữ nên thực hiện giao hợp an toàn, chung thuỷ 1 - 1, không nên có nhiều bạn tình cũng như chủ động chia sẻ với bạn tình về các kiến thức bệnh tình dục.
Tăng cường hệ miễn dịch: Duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn và đủ giấc ngủ có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Từ đó cơ thể sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus HPV.
Xem thêm: Tổng hợp những bệnh phụ khoa phụ nữ thường gặp có mức độ nguy hiểm cao
Thăm khám và điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?
Hiện nay, các phương pháp hiện đại chuyên dùng trong phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung cũng như nội soi bàng quang, nội soi đại trạng để kiểm tra mức độ xâm lấn của tế bào ung thư.
Tầm soát ung thư cổ tử cung tại phòng khám Tháng Tám
Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh ung thư mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp trị liệu như khoét chóp, LEEP, cắt cụt cổ tử cung, xạ trị hoặc hóa trị. Trường hợp phái nữ chưa có con và mong muốn mang thai, bác sĩ sẽ căn cứ vào tốc độ di căn của tế bào ung thư để đưa ra phương án khắc phục tốt nhất.
Phái nữ có nhu cầu thăm khám và tầm soát ung thư cổ tử cung có thể tìm ngay đến Phòng khám Đa khoa Tháng Tám. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các chị em tầm soát sớm ung thư ngay từ thời gian đầu.
Xem thêm: Tháng Tám – Phòng khám sản phụ khoa chất lượng uy tín tại TPHCM
Tổng kết
Ung thư cổ tử cung là bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng nếu phát hiện kịp thời sẽ có tỉ lệ chữa khỏi vô cùng cao. Do đó, các chị em hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để bảo vệ tốt sức khoẻ và chức năng sinh sản sinh dục về lâu dài.
Thời gian hoạt động: 8:00-20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
Địa chỉ phòng khám: 74 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM
Hotline tư vấn: 028 7300 0666