Chị em nên lưu ý các bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai

Trong suốt thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ bầu và bé là vô cùng quan trọng. Do vậy, chị em nên lưu ý các bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai để có thể nhận biết và có phương pháp điều trị thích hợp, bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân và cả em bé.

Vì sao chị em dễ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai

Bình thường, phụ nữ đã rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa, do đó khi mang thai đặc biệt là giai đoạn đầu của thai kỳ lại càng dễ mắc hơn. Theo nhiều thống kê cho thấy có hơn 80% chị em có nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa khi đang trong thời kỳ thai sản, nguyên nhân phổ biến là do:

Vì sao chị em dễ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai?

Vì sao chị em dễ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai?

- Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ có dạng mở, thêm vào đó là khi mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi mạnh mẽ, lượng khí hư tiết ra bên ngoài tăng lên, điều này khiến cho âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, độ PH thay đổi,… tạo môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển hình thành nên các bệnh phụ khoa.

- Sức đề kháng của mẹ bầu cũng yếu hơn so với người bình thường, dẫn đến khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cũng sẽ kém hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

- Phụ nữ mang thai thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến bản thân dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa khi mang thai

Một số dấu hiệu tiêu biểu của bệnh phụ khoa khi mang thai như:

Dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa khi mang thai 

- Khí hư có biểu hiện bất thường như có màu xanh hoặc vàng.

- Cảm thấy ngứa rát, vùng âm đạo - âm hộ.

- Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, khó tiểu, nước tiểu đục.

- Đau rát, khi quan hệ tình dục.

- Vùng kín xuất hiện mùi hôi, tanh khó chịu.

Do đó, khi nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu trên thì khả năng cao là đã mắc các bệnh phụ khoa nữ khi mang thai. Vì vậy, không nên xem nhẹ các triệu chứng trên mà bỏ quá, dẫn đến những hệ lụy không mong muốn cho cả sản phụ và thai nhi.

Mắc bệnh phụ khoa lúc mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh phụ khoa không chỉ gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chị em phụ nữ mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe sinh lý và sức khỏe sinh sản. Nhiều trường hợp nếu không sớm chữa trị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến vô sinh - hiếm muộn về sau. Đặc biệt là các sản phụ, bởi không chỉ bản thân sản phụ mà cả thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể:

Đối với người mẹ bầu

- Gây ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

- Theo thói quen, nhiều chị em sẽ gãi vì nghĩ sẽ giảm bớt được cơn ngứa, tuy nhiên điều này rất dễ khiến cho vùng kín bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

- Tử cung bị kích thích dễ dẫn đến sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.

- Như đã đề cập ở trên, nếu bệnh phụ khoa không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như viêm phần phụ, viêm cổ tử cung…ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của mẹ bầu về sau.

Mắc bệnh phụ khoa lúc mang thai có nguy hiểm không?

Mắc bệnh phụ khoa lúc mang thai có nguy hiểm không?

Đối với thai nhi

- Đối với trường hợp sinh thường, nếu người mẹ mắc bệnh phụ khoa thì rất có thể em bé sẽ tiếp xúc với mầm bệnh và nhiễm bệnh khi đi qua tử cung, âm đạo để ra ngoài.

- Thai nhi cũng có thể bị dị tật, sức khỏe yếu, nguy cơ bị sinh non là rất cao.

- Em bé sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng, tưa miệng, mắc các bệnh về mắt, đường hô hấp… ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sau của trẻ.

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai

Phụ khoa là khái niệm để chỉ chung các bệnh lý có liên quan đến vùng kín ở nữ giới, bao gồm các bệnh lý viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và cơ quan sinh dục trên như tử cung, vòi trứng, buồng trứng…

Một số bệnh lý phụ khoa thường gặp ở mẹ bầu như:

Nhiễm khuẩn âm đạo

Có khoảng 20% các chị em đang mang thai gặp phải tình trạng này, chủ yếu là do vi khuẩn Bacterial Vaginosis gây mất cân bằng môi trường pH trong âm đạo gây viêm nhiễm. Bệnh thường có các triệu chứng đặc trưng như dịch âm đạo có màu xám, kèm mùi hôi tanh… nhiễm khuẩn âm đạo có thể khiến vỡ màng ối, sảy thai, hoặc em bé sinh ra bị nhẹ cân,...

Viêm âm đạo trichomoniasis

Đây là bệnh nhiễm trùng qua đường sinh dục làm ngứa ngáy, tiểu khó, khí hư ra nhiều với màu bất thường như xanh hoặc vàng, mùi hôi khó chịu,...làm tăng tỷ lệ sinh non.

Viêm âm đạo Trichomoniasis - bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai

Viêm âm đạo Trichomoniasis - bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai

Nhiễm Strep B (GBS) âm đạo  

Nhóm vi khuẩn Strep thường trú ngụ ở trong đường ruột, trực tràng hay âm đạo là nguyên nhân gây nên các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung,… khiến thai chết lưu hoặc sinh non. Đồng thời cũng là một trong những thủ phạm dẫn đến nhiễm trùng khi sinh và có tỷ lệ tử vọng cao.

Nhiễm nấm âm đạo Candida

Trong suốt thời kỳ mang thai, hormone estrogen và progesterone có sự thay đổi thất thường, phá vỡ sự cân bằng nồng độ pH ở âm đạo, tạo điều kiện cho loại nấm này sinh sôi và gây ra nhiều bệnh phụ khoa.

Viêm nhiễm lậu cầu khuẩn

Một trong những tác nhân gây ra viêm bệnh phụ khoa ở mẹ bầu  không thể không kể đến lậu cầu khuẩn, các triệu chứng tiêu biểu của bệnh này là tiểu rắt, nước tiểu bị đục, máu trắng ra nhiều, đau bụng dưới,…

Xem thêm: Bệnh phụ khoa nguy hiểm như thế nào

Xem thêm: Bệnh phụ khoa sau sinh

Xem thêm: Bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai

Phòng ngừa bệnh phụ khoa ở nữ khi mang thai 

Nhằm ngăn ngừa bị bệnh phụ khoa khi mang thai, chị em phụ nữ cần lưu ý những vấn đề sau để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi tốt nhất, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: 

- Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, đặc biệt đồ lót nên sử dụng các loại quần được làm từ chất cotton.

- Vệ sinh vùng kín đúng cách, nên sử dụng các dung dịch vệ sinh theo khuyến cáo của bác sĩ sản phụ khoa uy tín.

- Vận động nhẹ nhàng, hợp lý tránh ngồi lâu, gây bí bách.

- Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng, hoa quả cũng như uống nhiều nước để có thể bổ sung lượng cần thiết cho phụ nữ đang mang thai, giúp tăng cường sức đề kháng.

- Khám thai định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của cả thai thai nhi và mẹ.

Khi nghi ngờ bản thân có thể đang mắc các bệnh phụ khoa, bà bầu nên bệnh viện hoặc các đơn vị phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám và thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ bệnh sớm tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. 

Xem thêm: Phòng khám sản phụ khoa chất lượng

Phòng khám Đa khoa Tháng Tám sẽ là địa chỉ mang đến sự hài cho cho các chị em phụ nữ gặp các vấn đề về phụ khoa khi mang thai. Được đánh giá cao về thái độ phục vụ cũng như chất lượng khám chữa bệnh bởi đông đảo các bệnh nhân đã từng đến khám tại đây. Vì vậy mẹ bầu có thể an tâm tin tưởng chọn Đa Khoa Tháng Tám để gửi gắm sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Tổng kết

Như vậy, trên đây là những thông tin chia sẻ về các bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai. Hãy luôn chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể đặc biệt là ở vùng kín và thăm khám ngay nhé các mẹ bầu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn qua số hotline 028 7300 0666 hoặc khung chat bên dưới. 

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]