Xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà có chính xác hay không?

Xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà có chính xác hay không? là một câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tình dục nhưng ngại đến cơ sở y tế. Hình thức xét nghiệm này có ưu điểm là thuận tiện, kín đáo, bảo mật thông tin cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà có thể không chính xác. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này tại bài viết dưới đây. 

Bệnh xã hội là những bệnh gì?

     Bệnh xã hội là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm gây ra. Có nhiều nguồn lây bệnh xã hội nhưng con đường phổ biến nhất là quan hệ tình dục không an toàn. Những bệnh xã hội thường gặp hiện nay là:

- Sùi mào gà: do virus HPV gây ra. Bệnh thường xuất hiện các nốt sùi mềm, có màu hồng hoặc trắng, mọc ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Sùi mào gà có thể gây khó chịu, đau đớn, chảy máu khi quan hệ tình dục và có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, ung thư dương vật ở nam giới,...

Lậu: là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Triệu chứng nhận biết lậu bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, mủ chảy ra từ niệu đạo, âm đạo hoặc hậu môn. Lậu có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm đường sinh sản, viêm khớp và có thể dẫn đến vô sinh.

Các bệnh xã hội thường gặp

Các bệnh xã hội thường gặp

Mụn rộp sinh dục: do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Bệnh bắt đầu khởi phát với các mụn nước, mọc riêng lẻ hoặc thành chùm ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Mụn rộp sinh dục có thể gây đau đớn, ngứa ngáy và có thể tái phát nhiều lần.

Giang mai: là bệnh xã hội do vi khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh có 3 giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn 1 của bệnh biểu hiện bằng một vết loét cứng ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng. Giai đoạn 2 của bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng như phát ban, sốt, đau khớp, rụng tóc. Giai đoạn tiềm ẩn của bệnh không có triệu chứng, nhưng người bệnh vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Rận mu: cũng được xem là bệnh xã hội phổ biến. Rận mu là loại ký sinh trùng nhỏ, sống ở lông mu và lông vùng kín. Bệnh biểu hiện bằng ngứa ngáy ở vùng kín, có thể kèm theo mụn nước, mẩn đỏ.

Xem thêm: Tổng hợp các căn bệnh xã hội có mức độ nguy hiểm cao đối với sức khỏe

Xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà có chính xác không?

     Có nhiều lý do khiến người bệnh ngại xét nghiệm bệnh xã hội tại trung tâm y tế. Một số lý do phổ biến bao gồm:

Tâm lý e ngại: Bệnh xã hội là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên nhiều người bệnh cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng khi phải đi khám bệnh. Họ lo sợ bị người khác biết mình mắc bệnh, bị phán xét, xa lánh.

Thông tin hạn chế: Nhiều người bệnh không hiểu rõ về bệnh xã hội, họ không biết rằng bệnh xã hội có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, không chỉ qua quan hệ tình dục. Do đó, họ có thể cho rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh xã hội và không cần đi khám.

Chi phí cao: Xét nghiệm bệnh xã hội có thể tốn kém, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp. 

Xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà có chính xác không?

Xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà có chính xác không?

     Từ những nguyên nhân trên dẫn đến người có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh tình dục ngại di chuyển đến các cơ sở y tế để kiểm tra thăm khám. Thay vào đó, họ muốn xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà. Vậy loại hình tự xét nghiệm này có chính xác hay không? Các chuyên gia y tế lý giải cho vấn đề này như sau:

Phương pháp xét nghiệm: Có nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội, mỗi phương pháp có độ chính xác khác nhau. Các phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà thường sử dụng các xét nghiệm nhanh nên kết quả không hoàn toàn chuẩn xác. Đặc biệt trong trường hợp vi khuẩn hoặc virus mới xâm nhập vào cơ thể thì khả năng test nhanh sẽ không ra bệnh và trả về kết quả dương tính giả. 

Chất lượng dụng cụ, vật tư xét nghiệm: Dụng cụ, vật tư xét nghiệm là yếu tố quan trọng quyết định độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Các dụng cụ, vật tư xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà cần được đảm bảo chất lượng, được kiểm định trước khi sử dụng. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có vô số các dụng cụ xét nghiệm được bày bán tràn lan, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

Kỹ thuật lấy mẫu: Kỹ thuật lấy mẫu cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Người lấy mẫu cần được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm để đảm bảo lấy mẫu đúng kỹ thuật. Phần lớn mọi người thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà chỉ mang tính chất cảm tính, thiếu đi kỹ thuật chuyên môn. 

     Do đó, việc xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà chỉ là phương pháp thử bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không nhưng độ chính xác không cao. Do đó, bạn không nên tự ý thực hiện mà hãy di chuyển ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh lý cũng như có phác đồ chữa bệnh phù hợp. 

Xem thêm: Xét nghiệm bệnh xã hội sau bao lâu

Những nguy cơ tiềm ẩn khi tự xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà 

     Tự xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà là hình thức xét nghiệm được thực hiện tại nhà, người bệnh không cần phải đến cơ sở y tế. Phương pháp này tuy có ưu điểm là thuận tiện, kín đáo, bảo mật thông tin cá nhân nhưng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn như:

Kết quả xét nghiệm không chính xác: Độ chính xác của kết quả xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: phương pháp xét nghiệm, chất lượng dụng cụ, vật tư xét nghiệm, kỹ thuật lấy mẫu,... Nếu không được thực hiện đúng quy trình, kết quả xét nghiệm có thể không chính xác, dẫn đến việc chẩn đoán sai bệnh, điều trị không đúng cách.

Lây nhiễm chéo: Trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, nếu không thực hiện đúng quy trình, có thể gây lây nhiễm chéo cho người lấy mẫu hoặc cho người khác.

Những nguy cơ tiềm ẩn khi tự xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà

Những nguy cơ tiềm ẩn khi tự xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà

Tự ý điều trị: Khi có kết quả xét nghiệm dương tính, nhiều người bệnh có xu hướng tự ý điều trị tại nhà mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Việc tự ý điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến tâm lý: Việc tự xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà có thể gây ra những lo lắng, căng thẳng cho người bệnh, ảnh hưởng đến tâm lý nghiêm trọng

     Để giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn do tự xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Chọn cơ sở xét nghiệm uy tín: Nên chọn cơ sở xét nghiệm uy tín, có giấy phép hoạt động, có đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao.

Sử dụng dụng cụ, vật tư xét nghiệm chất lượng: Nên sử dụng dụng cụ, vật tư xét nghiệm chất lượng, được kiểm định trước khi sử dụng.

Không tự ý điều trị: Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Phòng khám chuyên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội an toàn - kín đáo

Phòng khám chuyên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội an toàn - kín đáo

      Một trong những cơ sở y tế chuyên hỗ trợ thăm khám, xét nghiệm và điều trị bệnh xã hội an toàn, uy tín, kín đáo với chi phí phải chăng là Phòng khám Đa khoa Tháng Tám. Đa khoa được nhiều bệnh nhân tin chọn vì đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng dịch vụ y tế chất lượng. Do đó, khi có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh xã hội thì hãy di chuyển ngay đến Tháng Tám để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Tổng hợp các phòng khám bệnh xã hội uy tín - chất lượng tại TP.HCM

Tổng kết

     Xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà là phương pháp có tính khả thi không cao. Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cũng như tránh lây lan các bệnh xã hội nguy hiểm khác, bạn hãy tìm đến ngay các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để kiểm tra. 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁNG TÁM

Thời gian hoạt động: 8:00-20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ

Địa chỉ phòng khám: 74 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM

Hotline tư vấn: 028 7300 0666

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]