Bệnh giang mai ở môi: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai ở môi không những gây hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ gương mặt. Tình trạng này kéo dài sẽ đẩy người bệnh vào tình thế áp lực, mệt mỏi, thậm chí stress dai dẳng. Tìm hiểu rõ con đường lây lan, triệu chứng cũng như cách điều trị là cách giúp mọi người nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh về giang mai. 

Con đường lây lan bệnh giang mai ở môi

        Giang mai là một bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh không chỉ lây truyền qua quan hệ ngã âm đạo, đường hậu môn mà còn xâm nhập vào đường miệng nếu bạn giao hợp qua đường miệng (oral sex). Bệnh giang mai ở môi thường lây lan thông qua những tác nhân sau:

 Quan hệ tình dục không an toàn: Bệnh giang mai thường lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Vi khuẩn Treponema pallidum có thể tồn tại trong chất nhầy ở niêm mạc âm đạo, hậu môn, đường tiết niệu và niêm mạc miệng. Quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo đều có thể bị nhiễm loại xoắn khuẩn này.

Hình ảnh giang mai ở môi

Hình ảnh giang mai ở môi

 Sử dụng đồ vật cá nhân của người bệnh: Vi khuẩn Treponema pallidum có thể tồn tại trên các bề mặt đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn lau mặt, dao cạo râu, bàn chải đánh răng,... Nếu những vật dụng có chứa dịch tiết tiếp xúc với niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương thì bạn vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh giang mai ở môi. 

 Đường máu: Bệnh giang mai ở môi cũng có thể lây lan thông qua đường máu. Nếu bạn vô tình bị tiêm hoặc nhổ răng bởi các dụng cụ không được khử trùng cẩn trọng cũng sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm xoắn khuẩn như bình thường. 

 Xem thêm: Mách bạn các triệu chứng của bệnh giang mai theo từng giai đoạn

Bệnh giang mai ở môi: Tổng hợp các triệu chứng nhận biết bệnh

        Bệnh giang mai ở môi thường xuất hiện với những triệu chứng dễ nhận biết như:

Giai đoạn đầu

 Bệnh giang mai ở môi thời kỳ đầu thường bắt đầu bằng một nốt mụn nhỏ, màu đỏ, không gây đau, xuất hiện ở vùng tiếp xúc giữa da và niêm mạc. Nốt mụn có thể xuất hiện trên các khu vực như môi trên, môi dưới hoặc các vùng xung quanh môi. Vết mụn có thể xuất hiện từ 3 - 90 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.

Triệu chứng giang mai ở môi

Triệu chứng giang mai ở môi

Giai đoạn thứ hai (giai đoạn thứ cấp)

 Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển và gây ra các triệu chứng khác như nổi hạch bạch huyết, nổi ban đỏ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt các cơn đau tại thành họng hoặc cổ họng, thậm chí sưng viêm amidan. Càng về sau khi bệnh chuyển biến nặng sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp, miệng có mùi hôi khó chịu. 

Giai đoạn thứ ba 

 Nếu không điều trị, bệnh giang mai ở môi có thể tổn hại trong cơ thể người qua nhiều năm liền. Xoắn khuẩn sẽ xâm nhập, tàn phá lan truyền qua nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể của người bệnh. 

 Xem thêm: Bệnh giang mai ở nữ có chữa được không?

Bệnh giang mai ở môi có nguy hiểm không?

       Tương tự giang mai trên cơ thể, giang mai ở môi cũng để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khoẻ nếu điều trị không đúng cách như:

 Dễ lây bệnh cho người khác: Giang mai là một bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, do đó, nếu không điều trị, vi khuẩn có thể lây lan từ người nhiễm bệnh sang người khác thông qua giao hợp đường miệng.

 Tổn hại niêm mạc miệng: Xoắn khuẩn giang mai sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng bởi các nốt mụn mủ. Điều này sẽ gây đau, rát và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Từ đó cơ thể dần bị suy nhược, ốm yếu. 

Biến chứng thường gặp giang mai ở môi

Biến chứng thường gặp giang mai ở môi

 Gây tổn thương nội tạng: Nếu không được điều trị, vi khuẩn giang mai sẽ lan rộng và làm tổn thương nội tạng như tim, não, gan và xương. 

 Rối loạn thần kinh: Trong một số trường hợp, bệnh giang mai ở miệng sẽ gây ra các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như đau đầu, dễ bị choáng váng do mất cân bằng, tê liệt thần kinh, thậm chí dẫn đến các vấn đề về tâm thần.

 Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu một phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai ở môi và không được điều trị, bệnh có thể lây truyền cho thai nhi qua đường máu hoặc lây trong quá trình sinh con qua ngả âm đạo. 

Phòng tránh giang mai ở môi bằng cách nào?

        Các phương pháp phòng tránh bệnh giang mai ở môi mà bạn có thể áp dụng là:

 Giao hợp an toàn: Quan hệ tình dục an toàn là yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn truyền bệnh giang mai ở môi và các bệnh tình dục khác. Bên cạnh đó, các cặp đôi nên duy trì mối quan hệ chung thuỷ, tránh có nhiều bạn tình để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

Cách phòng bệnh giang mai hiệu quả

Cách phòng bệnh giang mai hiệu quả

 Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên thực hiện xét nghiệm bệnh lây lan qua đường tình dục cũng như chủ động cập nhật kiến thức về bệnh xã hội chính là cách giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh cũng như phát hiện và chữa trị bệnh giang mai ở môi từ sớm. 

 Tránh chia sẻ đồ vật cá nhân: Để tránh lây nhiễm bệnh giang mai, bạn nên hạn chế chia sẻ khăn tắm, đồ dùng vệ sinh hoặc bất kỳ vật dụng cá nhân nào cho người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tự ý sử dụng đồ dùng của người khác để hạn chế tối đa khả năng bị nhiễm bệnh. 

 Xem thêm: Bệnh giang mai ở mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Quy trình thăm khám và điều trị giang mai ở môi an toàn - hiệu quả

        Quá trình thăm khám và điều trị bệnh giang mai ở môi sẽ bao gồm những bước sau:

 Thăm khám và chẩn đoán: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các biểu hiện bên ngoài ở môi và yêu cầu xét nghiệm máu để xác định liệu bạn có bệnh giang mai hay không.

 Tiến hành điều trị: Giang mai có thể được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh hoặc liệu pháp cân bằng miễn dịch, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh. Những phương pháp này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn và ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn, tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại. 

 Kiểm tra lâm sàng và kết thúc điều trị: Sau khi ứng dụng các liệu pháp chữa trị, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra lâm sàng để đảm bảo điều trị đã thành công và bệnh đã được loại bỏ hoàn toàn. 

Phòng khám chuyên khám và trị giang mai ở môi

Phòng khám chuyên khám và trị giang mai ở môi

 Để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị giang mai an toàn - kín đáo, mọi người có thể tìm đến ngay Phòng khám Đa khoa Tháng Tám. Phòng khám được đánh giá cao bởi hợp tác với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có thâm niên lâu năm trong nghề, chuyên môn cao, tay nghề vững. Đặc biệt, công nghệ chữa giang mai ở môi được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài giúp tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh hiệu quả.

 Xem thêm: Tầm soát bệnh xã hội như thế nào và chi phí là bao nhiêu?

Tổng kết

        Bệnh giang mai ở môi có thể được trị khỏi nếu bệnh phát hiện sớm và đúng cách. Khi xuất hiện những dấu hiệu như bài viết nêu trên, bạn không nên chần chừ mà hãy thực hiện kiểm tra càng sớm càng tốt. Mong với những thông tin bài viết mang lại sẽ giúp ích cho phái nữ hiểu rõ hơn về giang mai cũng như tìm được giải pháp chữa trị đúng cách. 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁNG TÁM

Thời gian hoạt động: 8:00-20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ

Địa chỉ phòng khám: 74 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM

Hotline tư vấn: 028 7300 0666

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]