Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khá dài, nếu sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm. Vậy thời gian ủ bệnh bệnh giang mai là bao lâu và có biểu hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Định nghĩa về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc về thời gian ủ bệnh giang mai, chúng ta cùng tìm hiểu qua về bệnh giang mai. Chắn hẳn mọi người cũng đã từng nghe qua về căn bệnh này. Vậy bệnh giang mai thực chất là bệnh gì?
Giang mai là bệnh do nhiễm phải xoắn khuẩn Treponema pallidum qua đường quan hệ tình dục. Xoắn khuẩn Treponema pallidum thường trú ngụ nhiều tại những tổn thương ở vùng niêm mạc, hạch,... cũng vì vậy mà bệnh rất dễ lây lan và có tốc độ lây lan nhanh chóng, đặc biệt là trong thời kỳ ủ bệnh.
Bệnh giang mai là gì?
Con đường lây nhiễm bệnh giang mai
Giang mai có thể truyền nhiễm qua nhiều con đường như:
- Lây nhiễm do quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Các vết xây xước do quá trình quan hệ tình dục tạo thành đã tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai tấn công và xâm nhập vào niêm mạc, sau đó di chuyển vào máu lan truyền khắp các bộ phận trên cơ thể.
- Bệnh cũng có thể lây truyền qua đường máu thông qua việc nhận máu hoặc dùng chung kim tiêm với người đã mắc bệnh.
- Truyền từ mẹ sang con là con đường lây nhiễm thường gặp ở những phụ nữ đang mang thai. Xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào máu của thai nhi thông qua dây rốn, khiến cho thai nhi chết lưu, suy dinh dưỡng, da nhăn nheo, gan và lá lách phình to,…
- Ngoài ra, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân hay tiếp xúc với chất dịch chứa virus gây bệnh cũng là những nguyên nhân khiến cho bạn có nguy cơ mắc bệnh giang mai.
Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua đường nào
2. Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu
Bệnh giang mai sau bao lâu thì phát bệnh là vấn đề được không ít người quan tâm. Theo các chuyên gia cho biết thời gian ủ bệnh giang mai có thể kéo dài từ 2 -9 tháng, trong một số trường hợp có thể kéo dài trong khoảng vài năm mà người bệnh không hề biết về tình trạng bệnh. Các triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới thường sẽ rõ ràng và dễ nhận biết hơn so với nữ giới.
Tuy nhiên dù trong thời gian ủ bệnh nhưng vẫn có thể có những dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể:
Thời kỳ đầu ủ bệnh của bệnh giang mai
Kể từ thời điểm xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể thì sau khoảng 3-4 tuần sẽ bắt đầu phát bệnh với những biểu hiện lâm sàng với các đặc trưng có thể nhận biết được, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu. Hầu hết các dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai là các vết săng và hạch, cụ thể:
- Săng giang mai là những vết trợt khá nông, màu đỏ, hình tròn, sờ vào hơi cứng, không đau sau một thời gian sẽ tự hết mà không để lại sẹo, kèm theo đó sẽ thấy cơ thể nổi lên nhiều hạch.
- Nếu từng có quan hệ tình dục không an toàn, thì bạn nên chú ý bộ phận sinh dục, hậu môn trong khoảng 1 tháng kể từ lần quan hệ đó, xem có những dấu hiệu bất thường hay tổn thương nào không để có thể nhận biết các triệu chứng của bệnh giang mai kịp thời.
Đây cũng chính là khoảng thời gian tốt nhất để điều trị bệnh, các triệu chứng còn nhẹ và có thể ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm: Bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn đầu
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
Thời kỳ 2 - thời kỳ bệnh có nhiều tiến triển
Trong khoảng thời gian từ 4 đến 10 tuần ủ bệnh, sau khi các triệu chứng của bệnh ở thời kỳ đầu đã hoàn toàn biến mất, Các triệu chứng của giang mai sẽ dần rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại không có bất kỳ triệu chứng gì nên người bệnh cũng rất khó có thể nhận biết chính xác được.
Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ thường xuất hiện rồi tự biến mất sau vài tuần. Tại các vị trí như mạn sườn, ngực, bụng, chân và tay sẽ xuất hiện các nốt đào ban không gây ngứa hay khó chịu, ấn mạnh vào sẽ không thấy nữa.
Thời kỳ 3 - thời kỳ giang mai tiềm ẩn
Tại sao lại gọi là thời kỳ giang mai tiềm ẩn, bởi vì không có triệu chứng hiện diện, bệnh giang mai trong thời kỳ này sẽ phải mất khoảng từ 5 - 20 năm hoặc thậm chí là 30 năm mới chuyển sang giai đoạn cuối. Do đó, khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng là mình đã khỏi bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân đang tiến hành điều trị nhưng lại để bệnh chuyển sang thời kỳ này.
Vì trong suốt một thời gian dài bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể nào, nên rất nhiều người bệnh sau khi bước vào giai đoạn này đều mặc định cho rằng mình đã khỏi bệnh.
Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh sẽ không trải qua thời kỳ thứ 2 mà chuyển tiếp sang thời kỳ tiềm ẩn rồi đến thời kỳ cuối.
Thời kỳ cuối bệnh giang mai
Sau một khoảng thời gian rất dài bệnh sang mai mới chuyển sang thời kỳ cuối, thời gian này có thể lên đến vài chục năm kể từ sau khi đến giai đoạn giang mai tiềm ẩn. Lúc này việc chữa trị trở nên vô cùng khó khăn và chỉ để kéo dài sự sống cho người bệnh. Vì gần như lúc này, các xoắn khuẩn đã tấn công vào trong các bộ phận quan trọng trong cơ thể và thần kinh.
Có thể nói những tổn thương do vi khuẩn giang mai gây ra là rất nghiêm trọng, người bệnh phải chịu đựng chịu khổ sở và đau đớn, khắp cơ thể đều bị lở loét, chảy mủ, có mùi hôi thối và tạo thành những vết sẹo khá lớn.
Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua đường miệng
Xem thêm: Triệu chứng bệnh giang mai
3. Làm thế nào để nhận biết bệnh giang mai từ sớm một cách chính xác
Việc sớm phát hiện ra bệnh giang mai và điều trị kịp thời sẽ đảm bảo cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thì bệnh giang mai rất khó để có thể nhận biết được. Chính vì vậy, nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán liệu bản thân có mắc bệnh giang mai hay không là chính xác nhất. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai với độ chính xác cao được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế như:
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
- Xét nghiệm nước tiểu: để xác định có dấu hiệu của vi khuẩn giang mai có tồn tại trong nước tiểu không.
- Xét nghiệm mô bệnh hoặc mẫu dịch: Thông qua kỹ thuật PCR để phát hiện bệnh trên các mô nhiễm khuẩn bị nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc xét nghiệm từ các mẫu dịch lấy từ vùng kín.
- Kiểm tra qua kính hiển vi trường tối: Sử dụng kính hiển vi không có ánh sáng để phát hiện mầm bệnh gây bệnh.
- Kiểm tra dịch não tủy: chỉ áp dụng với các trường hợp xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ ràng và đang dần trở nên nghiêm trọng nhằm xác định bệnh đã ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh hay chưa.
- Sử dụng kháng thể IgM: đây là phương pháp chuyên được dùng để phát hiện cho các bệnh xã hội nói chung bao gồm cả bệnh giang mai. Phương pháp này cho ra kết quả có tỷ lệ chính xác cao, kể cả trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Xét nghiệm huyết thanh: Phương pháp này có thể vừa xác định được bệnh vừa xác định được giai đoạn hiện tại của bệnh. Nếu kết quả dương tính với RPR và TPHA thì có nghĩa là đã nhiễm bệnh.
Xem thêm: Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì
Nếu đang lo lắng không biết mình có mắc bệnh hay không thì bạn có thể đến phòng khám Đa khoa Tháng Tám để tiến hành xét nghiệm và nhận ngay kết quả. Hiện nay, tại phòng khám đều áp dụng các phương pháp xét nghiệm trên, cam kết người bệnh sẽ nhận được kết quả chính xác.
Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết, hy vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bệnh giang mai sau bao lâu thì phát bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ qua hotline 028 7300 0666 để được hỗ trợ nhanh chóng.