Bệnh giang mai ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Trong các bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến hiện nay, giang mai được xếp vào nhóm bệnh có mức độ nguy hiểm hàng đầu đối với sức khỏe nữ giới và cộng đồng. Vậy làm sao để phát hiện bệnh giang mai ở phụ nữ sớm, nhận biết và điều trị như thế nào, hãy cùng các chuyên gia tham khảo tại bài viết dưới đây. 

Con đường lây lan chủ yếu của bệnh giang mai ở phụ nữ

      Tác nhân gây bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, số lượng ca bệnh giang mai ở phụ nữ gia tăng không ngừng. Theo khảo sát, con đường lây lan chủ yếu của giang mai phải kể đến là:

Quan hệ tình dục không an toàn

     Tương tự như các bệnh xã hội khác, giang mai chủ yếu lây lan qua đường giao hợp không an toàn với người nhiễm bệnh. Một số người cho rằng quan hệ không xâm nhập như cọ xát hoặc đường miệng thì không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm vì xoắn khuẩn vẫn dễ dàng truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết. Do đó, giao hợp qua đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng thì vẫn có thể bị nhiễm giang mai như bình thường. 

Con đường lây nhiễm giang mai ở nữ giới

Con đường lây nhiễm giang mai ở nữ giới

Lây truyền thông qua đường máu

     Nếu bạn vô tình tiếp xúc với máu hoặc nhận máu từ người mắc bệnh giang mai thì khả năng lây bệnh sẽ vô cùng cao. Vì lẽ đó, đường máu cũng được xem là con đường lây truyền phổ biến hàng đầu của bệnh giang mai ở phụ nữ. 

Tiếp xúc gián tiếp với dịch tiết

     Con đường lây lan khác của giang mai mà các chị em không nên chủ quan là thông qua các vật dụng cá nhân. Dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng, đồ lót hoặc khăn trải giường với nhiễm bệnh thì khả năng bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai cũng vô cùng cao. 

 Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua đường nào là phổ biến nhất hiện nay?

Xem thêm: Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh giang mai

Cách nhận biết bệnh giang mai ở phụ nữ qua từng giai đoạn

     Bệnh giang mai ở phụ nữ có thể được nhận biết thông qua những triệu chứng của từng giai đoạn như:

Giai đoạn đầu

      Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 4 tuần, cơ thể phái nữ sẽ dần xuất hiện các triệu chứng nổi bật như:

 Các vết trợt nông, hình tròn hoặc hình bầu dục, phần gờ bao quanh vết trợt mỏng. Màu da ửng đỏ nhưng không gây ngứa, không đau đớn. 

 Các vết trợt giang mai thường xuất hiện ở trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục nữ mép háng, môi bé, môi lớn,...

 Nổi hạch tại khu vực vùng bẹn, các hạch có kích thước to nhỏ khác nhau. 

 Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới sẽ dần biến mất sau một thời gian và các chị em cho rằng mình đã khỏi bệnh. Thực tế xoắn khuẩn giang mai vẫn âm thầm tồn tại và phát triển trong cơ thể nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách.

Nhận biết giang mai ở nữ giới

Nhận biết giang mai ở nữ giới 

Giai đoạn hai

      Giai đoạn này thường bộc phát từ 7 - 8 tuần sau thời kỳ đầu. Lúc này, cơ thể sẽ dần xuất hiện những biểu hiện như:

 Trên da xuất hiện những nốt ban màu trắng hoặc màu hồng như ban. Chúng thường tạo thành các mảng riêng biệt, đều màu và cũng không gây ngứa, không làm khó chịu. 

 Lúc này, các chị em có thể nhận biết thấy các nốt sẩn, sẩn phì đại, hạch ở khu vực vùng kín cũng như rụng tóc. 

Giai đoạn ba

      Đây là thời kỳ giang mai nặng nhất vì chúng có thể tồn tại trong cơ thể người từ 5 - 20 năm với những biểu hiện nghiêm trọng như:

 Giang mai thần kinh: Lúc này, hệ thần kinh thường bị tổn thương với những biến chứng liên quan đến viêm màng não, bại liệt,...

 Gôm và củ giang mai: Tình trạng này thường xuất hiện ở xương, cơ với các nốt hình tròn như hạt bắp và nằm riêng lẻ với nhau. Những nốt này thường dễ vỡ và dẫn đến hoại tử. 

 Giang mai tim mạch: Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập sau sẽ gây hại đến tim mạch, một trong số đó là phình mạch. 

 Xem thêm: Triệu chứng bệnh giang mai: Cách nhận biết nhanh nhất

Bệnh giang mai ở phụ nữ nguy hiểm như thế nào?

      Bệnh giang mai ở phụ nữ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hiểm họa khôn lường đối với sức khoẻ như:

 Vì có thể tồn tại lâu trong cơ thể nên xoắn khuẩn giang mai có khả năng xâm nhập và làm tổn thương nhiều cơ quan và bộ phận quan trọng của cơ thể. 

 Ảnh hưởng xấu đến da, niêm mạc mắt, thậm chí đến các cơ quan nội tạng như tim, gan, thần kinh. 

Biến chứng giang mai ở nữ giới

Biến chứng giang mai ở nữ giới

 Làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục khác, bao gồm cả HIV/AIDS. 

 Biến chứng nghiêm trọng sang các bệnh lý như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn thần kinh. 

 Đối với phái nữ trong giai đoạn mang thai nếu mắc giang mai có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh,...

Xem thêm: Bệnh giang mai ở nữ có chữa được không

 Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua đường miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và những tác hại khó lường

Thăm khám và điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ

      Giang mai là bệnh nhạy cảm và khó nói nên các chị em thường ngại thăm khám cho đến khi gặp bác sĩ thì bệnh đã gần như chuyển biến nặng. Do đó khi có những biểu hiện của bệnh giang mai ở phụ nữ, các chị em không nên chần chừ mà hãy tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. 

Xem thêm: Bệnh giang mai xét nghiệm máu

      Một trong những địa chỉ uy tín - an toàn - kín đáo trong thực hiện thăm khám và điều trị giang mai là. Phòng khám Đa khoa Tháng Tám. Sau khi xác định rõ mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ ứng dụng những liệu pháp sau trong điều trị:

Dùng thuốc

     Giang mai thời kỳ đầu, bệnh có biểu hiện nhẹ, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc đặc trị theo liều. Thuốc sẽ giúp ức chế tác nhân gây bệnh từ sâu bên trong cũng như giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý. Để phòng tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại, phái nữ nên tuân thủ theo đúng lộ trình bác sĩ đề ra. 

Địa chỉ điều trị giang mai ở nữ uy tín - kín đáo

Địa chỉ điều trị giang mai ở nữ uy tín - kín đáo

Phương pháp cân bằng miễn dịch

     Cân bằng miễn dịch được xem là phương pháp tiên tiến bậc nhất hiện nay trong điều trị giang mai. Kỹ thuật này sử dụng thiết bị chuyên biệt nhằm len lỏi vào từng tổ chức viêm nhiễm, tăng sự thẩm thấu thuốc cũng như loại bỏ tận sâu gốc rễ xoắn khuẩn, hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể. 

 Xem thêm: Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì và địa chỉ tiến hành an toàn kín đáo

Biện pháp phòng tránh bệnh giang mai ở phụ nữ hiệu quả

     Bệnh giang mai ở phụ nữ có thể được phòng tránh thông qua những cách sau:

Quan hệ tình dục lành mạnh

     Hơn 90% ca nhiễm giang mai ở nước ta thường bắt nguồn do giao hợp không dùng biện pháp an toàn. Do đó để bảo vệ bản thân, bạn nên quan hệ chung thuỷ 1 - 1, tránh có nhiều bạn tình, dùng bao cao su. 

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và không dùng chung đồ với người khác

     Giang mai có thể lây lan thông qua dịch tiết. Chính vì thế, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày cũng như sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót,... thì tuyệt đối không nên chia sẻ cũng như không dùng chung với người khác. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

     Một trong những cách xác định nhanh bệnh giang mai ở phụ nữ chính là thăm khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần. Việc kiểm tra sức khoẻ còn giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề khác của cơ thể. 

Tổng kết

      Để bảo vệ tốt sức khoẻ cũng như chức năng sinh sản sinh dục về lâu dài, các chị em không nên chủ quan với bệnh giang mai. Mong với những thông tin bài viết mang lại sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về giang mai cũng như tìm được một địa chỉ thăm khám và hỗ trợ điều trị giang mai an toàn - chất lượng và kín đáo. 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁNG TÁM

Thời gian hoạt động: 8:00-20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ

Địa chỉ phòng khám: 74 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM

Hotline tư vấn: 028 7300 0666

Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]