Nhận biết triệu chứng bệnh giang mai qua từng giai đoạn
Người mắc phải bệnh giang mai có thể vô tình không biết và lây nhiễm cho người khác khi ở giai đoạn đầu triệu chứng bệnh không rõ ràng và tự hết mặc dù không điều trị. Để nhận biết những dấu hiệu của bệnh đòi hỏi bệnh nhân phải trang bị đầy đủ những kiến thức về bệnh giang mai qua từng giai đoạn và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhanh chóng trước khi bệnh chuyển biến nặng.
1. Tổng quan về bệnh giang mai triệu chứng như thế nào?
Con đường lây truyền của bệnh giang mai
Giang mai là một bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục nhưng không gây đau đớn cho bệnh nhân và xuất hiện những vết săng ở các vị trí như miệng, cơ quan sinh dục, trực tràng,... Các con đường lây truyền của bệnh giang mai qua nhiều cách khác nhau như:
- Đường tình dục là con đường lây truyền chính của bệnh giang mai do người mắc bệnh có khả năng không biết mình bị và quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn dẫn đến việc lây lan bệnh cho người khác.
- Giang mai còn có thể thông qua da, tiếp xúc màng nhầy với các vết loét của người bệnh qua người lành.
- Ở giai đoạn sơ cấp và thứ cấp là lúc xoắn khuẩn giang mai dễ truyền nhiễm nhất, người thường có thể bị lây qua các tiếp xúc gần gũi mà không có bảo vệ chẳng hạn như hôn người mắc giang mai.
- Giang mai có thể lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình mang thai hoặc khi sinh con.
Đặc biệt, bệnh giang mai triệu chứng không lây nhiễm qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như việc sử dụng chung bồn tắm, quần áo, tay nắm cửa,...
Tổng quan về bệnh giang mai
Bệnh giang mai có triệu chứng gì?
Ngoài việc tìm hiểu con đường lây lan của bệnh thì giang mai còn có các triệu chứng qua từng giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn nguyên phát:
Giai đoạn nguyên phát thường xảy ra từ 3-4 tuần sau khi bị nhiễm trùng. Triệu chứng chính của giai đoạn này bao gồm:
- Xuất hiện vết loét không đau hoặc đau nhẹ tại nơi xảy ra nhiễm trùng (thường là các vùng sinh dục, hậu môn hoặc miệng).
- Vết loét có thể nhỏ và không gây ra nhiều khó chịu, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các vết thương khác.
- Vết loét thường tồn tại trong khoảng 3-6 tuần sau đó tự biến mất và không để lại sẹo.
Xem thêm: Bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn đầu
Xem thêm: Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì
Xem thêm: Bệnh giang mai ở phụ nữ
Giai đoạn thứ phát:
Giai đoạn thứ phát xảy ra sau giai đoạn trên, thường từ 2-10 tuần sau khi xuất hiện vết loét ban đầu. Triệu chứng chính bao gồm:
- Ở giai đoạn này sẽ hình thành những vết ban đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ban đầu, nó có thể xuất hiện như một phát ban đỏ mịn hoặc nổi ban như sẩn.
- Phát ban thường không gây ngứa và có thể kéo dài từ 2-6 tuần.
- Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, đau cơ, mất cảm giác,...
Giai đoạn tiềm ẩn:
Giai đoạn này triệu chứng của bệnh giang mai sẽ không tái phát mà bắt đầu phát triển trong cơ thể của người bệnh và kéo dài lên đến hàng năm, có thể chuyển sang giai đoạn cuối.
Giai đoạn tam phát (giai đoạn cuối):
Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể đi vào giai đoạn cuối sau nhiều năm. Triệu chứng giai đoạn này có thể bao gồm:
- Xơ cứng: Các cấu trúc nội tạng và các mô xung quanh bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan và gây ra các triệu chứng như khó thở, đau thắt ngực, đau khớp và khó điều hành.
- Tác động lên hệ thần kinh: Lan đến não hoặc tủy sống của người bệnh.
Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua đường miệng
Xem thêm: Triệu chứng bệnh giang mai
2. Triệu chứng của bệnh giang mai gây ra những biến chứng nghiêm trọng
Bệnh giang mai, khi không được điều trị, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng chính của bệnh giang mai:
Biến chứng tim mạch
Bệnh giang mai có thể gây viêm động mạch chủ hoặc phình động mạch, có thể dẫn đến suy tim và các vấn đề về van tim. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Biến chứng thần kinh
Bệnh giang mai có thể tác động lên hệ thần kinh, gây ra viêm màng não (meningitis), viêm nhiễm tủy sống (myelitis), viêm dây thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy) và viêm dây thần kinh tiểu não (cerebellar ataxia). Các triệu chứng có thể bao gồm đau, tức ngực, mất cảm giác, mất thị giác,...
Bệnh giang mai gây ra những biến chứng nghiêm trọng
Biến chứng xương khớp
Sau khi tìm hiểu “Bệnh giang mai triệu chứng như thế nào?” nếu để bệnh mà không đi trị sớm có thể gây viêm khớp, gây đau và sưng khớp. Các khớp thông thường bị ảnh hưởng bao gồm khớp gối, khớp háng và khớp cổ tay. Viêm khớp có thể dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng xương khớp.
Biến chứng hệ tiết niệu
Bệnh giang mai có thể gây viêm niệu đạo, viêm tử cung và viêm buồng trứng ở phụ nữ, viêm tiết niệu và viêm tinh hoàn ở nam giới. Nếu không được điều trị, các biến chứng này có thể gây vô sinh hoặc gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan tiết niệu.
Biến chứng thai nhi
Nếu một người mang thai bị nhiễm bệnh giang mai, vi khuẩn có thể lây qua dạ con và gây tổn thương cho thai nhi. Điều này có thể dẫn đến vô sinh, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe thai nhi.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh giang mai sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe toàn diện.
3. Điều trị bệnh giang mai tại phòng khám Đa khoa Tháng Tám
Nếu người bệnh nhận thấy có những triệu chứng bệnh giang mai được kể trên thì các bạn nên đến phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời. Phòng khám Đa khoa Tháng Tám hiện nay điều trị bệnh giang mai với một số phương pháp như sau:
- Thuốc: Nếu bệnh mới khởi phát và đang ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sử dụng các loại thuốc đặc trị theo liều lượng. Công dụng chính của thuốc giúp giảm ngứa, đau rát đi các triệu chứng của bệnh, tái tạo tế bào da mới, làm lành tổn thương, hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh từ sâu bên trong.
Lưu ý rằng người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong khi sử dụng thuốc và không được tự ý ngưng thuốc nếu thấy tình trạng bệnh nhẹ đi. Điều này vô tình tạo điều kiện cho xoắn khuẩn phát triển trở lại và bệnh sẽ tái phát nhiều lần.
Điều trị bệnh giang mai tại Phòng khám Đa Khoa Tháng Tám
- Liệu pháp cân bằng miễn dịch: Bác sĩ sử dụng phương pháp này trong điều trị giang mai nặng. Liệu pháp cân bằng miễn dịch kiểm soát và loại bỏ xoắn khuẩn giang mai một cách an toàn, nhanh chóng mà không gây hại cho các cơ quan lân cận. Ngoài ra còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, khả năng hồi phục cao, tỷ lệ thành công lên đến 98%.
Với phương pháp điều trị tiên tiến của phòng khám Đa khoa Tháng Tám có thể chữa bệnh giang mai một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, tay nghề chuyên môn cao của các y bác sĩ cũng góp phần đem lại thành công cho quá trình điều trị bệnh.
Phòng khám Tháng Tám là một phòng khám được cấp phép hoạt động nên các bạn có thể yên tâm về độ uy tín lẫn chất lượng vì chúng tôi luôn đặt sức khỏe của bệnh nhân lên làm hàng đầu.
4. Tổng kết
Nhận biết triệu chứng bệnh giang mai qua từng giai đoạn giúp người bệnh dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mình khi có những dấu hiệu bất thường và đến gặp bác sĩ kịp thời nhằm điều trị bệnh dứt điểm. Nếu các bạn muốn đặt lịch hẹn thăm khám và điều trị ở phòng khám Đa khoa Tháng Tám thì có thể liên hệ qua đường dây nóng 028 7300 0666 hoặc nhấp vào ô chat để bác sĩ tư vấn chi tiết.
Thời gian làm việc: 8:00-20:00 tất cả các ngày, kể cả lễ - Tết.
Địa chỉ: 74 Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Hotline tư vấn miễn phí: 028 7300 0666